Hãy nêu 4 đặc điểm chính của địa hình nước ta

Nước ta có cấu trúc địa hình khá đa dạng, trong đó đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Vậy địa hình nước ta có những đặc điểm nào?

Chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc nắm rõ những nội dung liên quan đến vấn đề này thông qua bài viết Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.

Địa hình nước ta có 3 đặc điểm chính:

– Thứ nhất: Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam

Địa hình Việt Nam nhiều kiểu loại, trong đó đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85%

Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%

Đồng bằng chiếm ¼ diện tích

– Thứ hai: Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

Lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc từ sau giai đoạn Cổ kiến tạo

Đến Tân kiến tạo và vận động tạo núi Himalaya làm cho địa hình nước ta dâng lên và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, đồi núi, đồng bằng, thêm lục địa.

Hướng nghiêng của địa hình là hướng Tây Bắc – Đông Nam.

Địa hình nước ta có 2 hướng chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung.

– Thứ ba: Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Địa hình bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn.

Tạo nên địa hình Cacxta nhiệt đới độc đáo

Tạo nên các dạng địa hình nhân tạo: đô thị, hầm mỏ, hồ chứa nước, đê, đập…

Đặc điểm các khu vực địa hình

Địa hình nước ta được chia làm các khu vực: Đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thèm lục địa

– Khu vực đồi núi

Khu vực đồi núi chia thành 4 vùng:

Vùng núi Đông Bắc

+ Là một vùng đồi núi thấp nằm ở tả ngạn sông Hồng.

+ Hướng vòng cung

+ Chủ yếu là đồi núi thấp

+ Gồm bốn cánh núi cung chụm lại ở Tam Đảo, mở rộng về phía Bắc và phía Đông

+ Thung lũng: Sông Cầu, sông Thương, Lục Nam

Vùng núi Tây Bắc

+ Là những dải núi cao, những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song, kéo dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.

+ Khu vực còn có những đồng bằng nhỏ trù phú nằm ở giữa vùng núi cao như: Mường Thanh, Nghĩa Lộ.

Vùng Trường Sơn Bắc

+ Dài khoảng 600km.

+ Là vùng núi thấp, 2 sườn không đối xứng.

+ Sườn Đông hẹp và dốc, có nhiều núi nằm ngang chia cắt đồng bằng
Vùng Trường Sơn Nam

+ Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ.

+ Đất đỏ badan dày, xếp thành từng tầng trên các độ cao 400m, 800m, 1000m
– Ngoài ra còn có địa hình bán bình nguyên và vùng đồi trung du: Nằm chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng.

+ Bán bình nguyên (Đông Nam Bộ): Bậc thềm phù sa cổ và bề mặt phủ ba dan

+ Đồi trung du (rìa phía Bắc, phía tây Đồng Bằng sông Hồng thu hẹp rìa đồng bằng ven biển miền Trung, phần lớn là thềm phù sa cổ bị chia cắt bởi tác động của dòng chảy.

– Khu vực đồng bằng

Đồng bằng châu thổ hạ lưu sông lớn.

+ Có 2 đồng bằng lớn: Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Đây là hai vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước.

Đồng bằng sông Hồng: 15.000km2

Đồng bằng sông Cửu Long: 40.000km2

+ Các đồng bằng Duyên hải Trung Bộ.

Diện tích khoảng 15.000km2

Chia thành nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp kém phì nhiêu.

– Địa hình bờ biển và thềm lục địa

+ Bờ biển nước ta dài 3260km

+ Có 2 dạng chính:

Bờ biển bồi tụ đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển …

Bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo.

Những thế mạnh và hạn chế của địa hình đồi núi và đồng bằng

– Đối với khu vực đồi núi

Các thế mạnh:

+ Khoáng sản: Tập trung nhiều loại khoáng sản là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp: than, sắt, chì, đồng,…

+ Rừng và đất trồng: Vùng đồi núi có diện tích rừng và đất trồng lớn, tạo cơ sở phát triển nền lâm-nông nghiệp nhiệt đới.

Khu vực đồi núi thấp, các cao nguyên và các thung lũng với các loại đất như feralit, badan,… tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc.

Có thể trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới.

+ Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

+ Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng…nhất là du lịch sinh thái.

Các mặt hạn chế:

+ Địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.

+ Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất.

+ Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất.

+ Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại…thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.

– Đối với khu vực đồng bằng

Các thế mạnh:

+ Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản, mà nông sản chính là lúa gạo.

+ Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên như thủy sản, khoáng sản và lâm sản.

+ Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại.

+ Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.

– Hạn chế:

Các thiên tai như bão, lụt, hạn hán…thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Trên đây là những nội dung chia sẻ của chúng tôi về nội dung Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc nắm rõ nội dung này.

Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam

Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi

Bài 1 trang 32 Địa Lí 12: Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam

Trả lời:

Quảng cáo

- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đổi núi thấp (3/4 diện tích).

- Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng, có 2 hướng chính là tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.

- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải bài tập sách giáo khoa Địa Lí lớp 12 ngắn nhất, hay khác:

Địa hình và khoáng sản – Bài 1 trang 71 SGK Địa lí 5. Trình bày đặc điểm chính của địa hình nước ta.

Trình bày đặc điểm chính của địa hình nước ta.

GỢI Ý LÀM BÀI

– Trên phần đất liền nước ta ,3/4 diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, 1/4 diện tích là đồng bằng.

Advertisements (Quảng cáo)

– Đồi núi rộng khắp phía Bắc, chạy dài từ Bắc vào Nam với hướng chính là tây bắc-đông nam và hướng vòng cung.

– Phần lớn đồng bằng châu thổ do được các sông ngòi bồi đắp phù sa, địa hình thấp, bằng phẳng.

Soạn địa lí 5 bài 29: Ôn tập cuối năm Trang 132

Soạn địa lí 5 bài 28: Các đại dương trên thế giới Trang 129

Soạn địa lí 5 bài 27: Châu Đại Dương và Châu Nam Cực Trang 126

Soạn địa lí 5 bài 26: Châu Mĩ (tiếp) Trang 123

Soạn địa lí 5 bài 25: Châu Mĩ Trang 120

Soạn địa lí 5 bài 24: Châu Phi (tiếp) Trang 118

Soạn địa lí 5 bài 23: Châu Phi Trang 116

Soạn địa lí 5 bài 22: Ôn tập Trang 115

Soạn địa lí 5 bài 21: Một số nước ở Châu Âu Trang 113

Soạn địa lí 5 bài 20: Châu Âu Trang 109

Soạn địa lí 5 bài 19: Các nước láng giềng của Việt Nam Trang 107

Soạn địa lí 5 bài 18: Châu Á (tiếp) Trang 105

Soạn địa lí 5 bài 17: Châu Á Trang 102

Soạn địa lí 5 bài 16: Ôn tập Trang 101

Soạn địa lí 5 bài 15: Thương mại và du lịch Trang 98

Soạn địa lí 5 bài 14: Giao thông vận tải Trang 96

Soạn địa lí 5 bài 13: Công nghiệp (tiếp) Trang 93

Soạn địa lí 5 bài 12: Công nghiệp Trang 91

Soạn địa lí 5 bài 11: Lâm nghiệp và thủy sản Trang 89

Soạn địa lí 5 bài 10: Nông nghiệp Trang 87

Soạn địa lí 5 bài 9: Các dân tộc, sự phân bố dân cư Trang 84

Soạn địa lí 5 bài 8: Dân số nước ta Trang 83

Soạn địa lí 5 bài 7: Ôn tập Trang 82

Soạn địa lí 5 bài 6: Đất và rừng Trang 79

Soạn địa lí 5 bài 5: Vùng biển nước ta Trang 77

Soạn địa lí 5 bài 4: Sông ngòi Trang 74

Soạn địa lí 5 bài 3: Khí hậu Trang 72

Soạn địa lí 5 bài 1: Việt Nam – đất nước chúng ta Trang 66

Soạn địa lí 5 bài 2: Địa hình và khoáng sản Trang 68

Neuester Beitrag

Stichworte